Sáng ngày 26 tháng 10 năm 2016, Trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm trường mang tên Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh – tiếp nối 65 năm Kiến trúc Sài Gòn – 90 năm đào tạo kiến trúc sư và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ Hai) tại Hội trường thành ủy TP.HCM.
Nếu coi việc thành lập ban Kiến trúc (hay còn gọi là khoa Kiến trúc) năm 1926 của trường Mỹ thuật Đông Dương là khởi đầu công cuộc đào tạo kiến trúc sư (KTS) ở Việt Nam, thì đến tháng 10 năm 2016 này, Tròn 40 năm Trường mang tên Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh, tiếp nối truyền thống 65 năm Đại học Kiến trúc Sài Gòn, 90 năm đào tạo kiến trúc sư.
Cách đây 40 năm, ngày 27 tháng 10 năm 1976, trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập trên cơ sở cơ cấu lại trường Kiến trúc Sài Gòn (đã hình thành và hoạt động từ năm 1951 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước).
Trong những năm qua, bên cạnh hình thức đào tạo truyền thống, có nhiều hình thức đào tạo mới đã được Nhà trường triển khainhư: Đào tạo liên thông Đại học ngành Kỹ thuật Xây dựng; Đào tạo liên kết với nước ngoài ngành Thiết kế đô thị với Bỉ, ngành Mỹ thuật Công nghiệp với Úc; đào tạo chương trình đổi mới ngành Quy hoạch vùng và đô thị theo chuẩn Châu Âu; Đào tạo theo nhu cầu xã hội với chương trình “Đào tạo thạc sĩ Quản lý đô thị cho Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh” trong chương trình đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ của thành phố; Thực hiện đề án “Đạo tạo nhân lực cho các tỉnh, thành Tây Nam bộ”…
Về quy mô đào tạo, Trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh có đặc điểm vừa khoa học, vừa nghệ thuật, do đó có quy mô đào tạo phù hợp với mô hình học tập chuyên ngành theo nhóm (trung bình 15 sinh viên/1 giảng viên). Tổng số sinh viên của Trường hiện tại là 8052 sinh viên (sinh viên chính quy: 7262; sinh viên hệ vừa làm vừa học: 431; sinh viên các chương trình liên kết quốc tế: 149; học viên cao học là 174 và 36 nghiên cứu sinh).
Từ những ngày đầu chỉ đào tạo duy nhất 01 ngành kiến trúc, đến nay Nhà trường đã tuyển sinh hệ chính quy cho 09 ngành, gồm: Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Thiết kế nội thất, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang. Bên cạnh sự phát triển quy mô và loại hình đào tạo, Nhà trường cũng đã tập trung xây dựng các chương trình đào tạo. Đến nay, Trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh đã có 14 chương trình đào tạo đạt chuẩn trong nước và quốc tế.
Sinh viên Nhà trường tích cực hoạt động nghiên cứu khoa học,đạt nhiều thành tích cao tại các giải thưởng lớn của Việt Nam như: Giải thưởng sinh viên NCKH cấp Bộ (do Bộ GD&ĐT tổ chức), Giải thưởng sinh viên NCKH Eureka (thành đoàn TP.HCM tổ chức); Giải thưởng Loa Thành (Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức); Giải thưởng Quy hoạch (do Hội quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam tổ chức). Không những thế, sinh viên của Trường còn tích cực tham gia các giải thưởng quốc tế và xuất sắc đạt nhiều giải cao tại: Futur Arc Prize (FAP), Archiprix International, World Architecture Festival…
Từ những giai đoạn đầu chỉ có một trụ sở tại 196 Pastuer (thành phố Hồ Chí Minh), đến nay Nhà trường đã có 05 cơ sở đào tạo chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ tốt công tác dạy và học (03 cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 cơ sở tại thành phố Cần Thơ; 01 cơ sở tại thành phố Đà Lạt).
Tự hào với truyền thống và thành tựu của 90 năm đào tạo kiến trúc sư – 65 năm Kiến trúc Sài Gòn – 40 năm mang tên Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh, Nhà trường tiếp tục xây dựng và phát triển trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các chương trình, đề án, hoạt động cụ thể như: điều chỉnh, đổi mới chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Xây dựng Đề án đào tạo chất lượng cao các ngành: Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kỹ thuật xây dựng; Đăng ký mở thêm các ngành đào tạo mới: Kiến trúc nội thất, Mỹ thuật đô thị, Quản lý xây dựng; Thực hiện công tác kiểm định chất lượng Trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kiểm định một số Chương trình đào tạo theo Bộ tiêu chí kiểm định của AUN; Tổ chức các hội thảo, hội nghị về đổi mới công tác giảng dạy…
Nguồn: https://banghevanphongcu.com
Xem thêm bài viết khác: https://banghevanphongcu.com/kien-truc/
Xem thêm Bài Viết:
- Dịch Vụ Bốc Xếp Hàng Hóa Tại TPHCM
- Nga Việt giới thiệu quy trình cải tạo văn phòng làm việc hiệu quả nhất hiện nay
- 5 Mẫu Thiết Kế Văn Phòng 40m2 Đẹp & Hiện Đại
- Mẫu nhà cấp 4 có 3 phòng ngủ mặt tiền 7m với thiết kế công năng hiện đại rất ấn tượng AZ41
- Review Khoa Thiết Kế Nội Thất – Đại Học Kiến Trúc | Hướng Nghiệp 2018 [ EDUTALK TV ]
Ko học vẽ nhiều có nên học thiết kế ko ạh